Tàu về từ Hoàng Sa đầy ắp cá tôm

Trưa 9/6, có hơn 20 tàu từ ngư trường Hoàng Sa trở về và tàu nào cũng đầy ắp cá tôm. Các tàu nhanh chóng cập bến để bán hải sản cho các công ty thu mua.

cá mú
Nhiều tàu mang về cả tạ cá mú trong chuyến biển Hoàng Sa. Ảnh: Ngọc Phú.

Từ chủ tàu đến thuyền viên đều gấp gáp như tranh đua với thời gian. Trên cầu cảng số 2, có 5 xe đông lạnh đang tấp nập nhập hàng...

Thuyền trưởng kiêm chủ tàu cá QNg 98353 Huỳnh Đèo (ngụ huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) cùng 10 lao động khẩn trương bốc cá, mực từ boong tàu lên bờ. Những con cá mú to vài chục ký, những con cá ngừ xanh mướt cùng những rổ mực đầy ắp được các thuyền viên khẩn trương đưa lên bờ.

Vác con cá mú to ngang thân mình, thuyền viên mới 16 tuổi Huỳnh Tấn Đạt cười bảo: “Cá mú là loại hảo hạng, được bán trong các nhà hàng, khách sạn với giá cao. Đi biển mà gặp nhiều cá mú coi như sướng. Con cá ni bán chắc cả triệu đồng đó anh ạ!”.

Từng khay cá, mực nặng trên 10kg được Đạt bốc lên bờ nhanh thoăn thoắt. Nhìn dáng vẻ của cậu bé nhỏ tẹo, ít ai nghĩ cậu đủ sức lăn lộn với sóng gió biển khơi. “Chuyến biển này bọn em đi 18 ngày. Nghe chủ tàu nói chắc cũng được trên 10 tấn cá, mực. Em hy vọng sẽ có một chút thu nhập để về phụ gia đình”, Đạt nói.

Cạnh tàu cá của ông Huỳnh Đèo, tàu cá QNa 95941 của ông Lâm Xuân Biên (ngụ xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cũng đầy ắp cá ngừ, mực nang, mực sa và cá nục gai. Chuyến biển đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa vừa qua ông về trước thời gian dự định vì tàu cá của ông bị tàu Trung Quốc liên tục uy hiếp. Tuy nhiên, theo ông Biên, tàu cũng đánh bắt được trên 5 tấn cá, mỗi lao động chia được gần 2 triệu đồng trong chuyến biển chưa đầy một tuần. Ông Biên tâm sự: “Biển giã thời gian qua tuy khó, nhưng trời thương nên mỗi chuyến về cũng có được đồng ra, đồng vào”.

thuyền viên
Các thuyền viên chuyển cá lên để bán cho các công ty.

Cũng trên cầu cảng số 2, hơn 15 người đang khẩn trương bốc từng khay cá nặng trĩu từ tàu cá QNg 98255 của anh Võ Thí lên xe đông lạnh. Có lẽ đây là con tàu chở nhiều hải sản nhất với trên 20 tấn. Anh Thí hồ hởi: “Ngư trường Hoàng Sa cá nhiều lắm. Tuy nhiên, chúng tôi thường xuyên bị tàu Trung Quốc uy hiếp, cản trở. Để tránh sự ngăn cản và cướp bóc của tàu Trung Quốc, chúng tôi phải khôn khéo né tránh”.

Trong chợ cá, có trên 300 người đang hì hục bốc xếp, tiểu thương đang tranh thủ mua cá về để kịp phiên chợ chiều. Nhìn không khí như vậy, mới biết dù Trung Quốc cố tình ngăn cản, uy hiếp, thậm chí đâm chìm tàu cá Việt Nam, nhưng ý chí vươn khơi của ngư dân để giữ ngư trường vẫn luôn dâng cao.

Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang cho biết, tuy là thời điểm mùa nước nóng nhưng những ngày qua ngư dân trở về mang nhiều hải sản vào bờ để bán. Mỗi ngày hơn 100 tấn cá cập cảng.

Báo Đà Nẵng/Người đưa tin, 10/06/2014
Đăng ngày 11/06/2014
Đánh bắt

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Nguồn tín chỉ carbon xanh dương từ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là nguồn tín chỉ carbon xanh dương - sản phẩm đắt tiền và cao cấp của tự nhiên và Việt Nam có tiềm năng lớn. Số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha. Với diện tích này, Việt Nam đứng top đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Theo đánh giá với 1ha rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ carbon cao gấp 5 lần so với 1ha của rừng trên cạn.

Rừng ngập mặn
• 05:23 09/05/2024

Hiện tượng tẩy trắng san hô: Hệ quả của biến đổi khí hậu

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2024 được dự đoán là thời điểm mà chúng ta sẽ phải đối mặt với hiện tượng tẩy trắng san hô trên toàn cầu lần thứ tư sau ba đợt tẩy trắng trước đó lần lượt vào năm 1998, 2010 và 2014 - 2017.

San hô
• 05:23 09/05/2024

Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết tiếp tục thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Ao nuôi tôm
• 05:23 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 05:23 09/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 05:23 09/05/2024